Yêu nhau có phải là định mệnh ?
Trang 1 trong tổng số 1 trang
Yêu nhau có phải là định mệnh ?
Yêu không lấy được nhau, người ta đau khổ. Nhưng nhiều khi lấy nhau rồi còn đau khổ hơn. Tại sao ngay cả tình yêu nồng cháy trước hôn nhân cũng không thể đảm bảo được hôn nhân bền vững?
Nếu tình yêu chỉ như sông bằng nước lặng thì người ta đã không tốn giấy mực vì thứ tình cảm này đến thế. Nếu cuộc tình nào cũng từ yêu nhau đến lấy nhau, sinh con đẻ cái, sống mãi bên nhau đến lúc đầu bạc thì những tác phẩm nghệ thuật về đề tài này cũng chẳng xúc động lòng người đến thế.
Từ trước đến nay có lẽ chưa bao giờ có một tình yêu với đúng nghĩa của nó mà lại toàn vị ngọt không pha chút vị đắng nào. Hạnh phúc và bất hạnh, vui sướng và đau khổ luôn là hai mặt đối lập tồn tại trong tình yêu không thể tách rời. Tại sao tình yêu là niềm sung sướng của con người? Điều đó ai chẳng biết! Nhưng tại sao tình yêu lại gây ra bao nhiêu đau khổ cho con người? Điều này thì có lẽ ai đã yêu rồi mới biết.
Đã qua rồi cái thời người ta yêu nhau nhưng lại bị cha mẹ ép buộc phải lấy một người khác. Cũng qua rồi thời chiến tranh mà tình yêu phải xa cách hay đặt xuống hàng thứ yếu. Ngày nay, ai cũng có quyền yêu và lựa chọn người kết hôn với mình. Vậy tại sao tình yêu vẫn rơi vào bi kịch? Đó là câu hỏi mà mỗi chúng ta phải chịu trách nhiệm trước hạnh phúc của cuộc đời mình.
Cũng như tất cả những sai lầm mà con người mắc phải, bi kịch tình yêu thường bắt nguồn từ chỗ chúng ta hiểu biết quá ít về nó. Tình yêu trước hết đòi hỏi sự tôn trọng nhau. Bản chất của tình yêu là tự nguyện, vì vậy nó sẽ lụi tàn dưới bất cứ hình thức ép buộc nào. Mỗi con người là một thế giới riêng, ta yêu ai là yêu cả cái thế giới ấy của họ. Không thể bắt họ phải thay đổi theo ý muốn của mình. Sai lầm của tình yêu nhiều khi chỉ ở chỗ vì mỗi nụ cười duyên mà dại dột cưới nguyên một cô vợ. Rồi đến khi phát hiện ra bao nhiêu điểm không đáng yêu hoặc không yêu được, ta bắt đầu thất vọng hoặc cố tình cải tạo theo ý mình. R.Rolland còn cho rằng: “Tình yêu hiện đại là sự tiếp cận của hai thế giới lớn lao và phức tạp. Hai thế giới ấy khác nhau về nhiều điểm và việc những điểm ấy có tiếp cận được nhau hay không sẽ quyết định số phận của tình yêu.
Nguyên nhân thứ hai dẫn đến bi kịch của tình yêu là lòng tham của con người. Có những cô mê trí tuệ của nah này nhưng lại mê cái mã bề ngoài của anh kia và thích túi tiền của anh khác. Tiếc thay trong một con người chẳng mấy khi hội đủ tất cả những yếu tố mà ta thèm muốn. Bởi vậy mà có những người yêu cùng một lúc hai, ba người. Hậu quả là nếu họ không bị những người đó xé ra làm ba mảnh thì rồi cũng sẽ rơi vào bi kịch của tình yêu.
Yêu nhau không lấy được nhau, người ta đau khổ. Nhưng nhiều khi lấy được nhau rồi còn đau khổ hơn. Tại sao ngay cả tình yêu nồng cháy trước hôn nhân cũng không thể đảm bảo được hôn nhân bền vững? Tại sao các vụ li dị xảy ra ngày càng nhiều? Nếu có ai li dị một người xấu có khi còn hiểu được, nhưng tại sao không ít cặp vợ chồng cả hai đều tốt mà vẫn li dị nhau? Vì sau ngày cười, viễn cảnh màu hồng của tình yêu đã tan biến, thay vào đó là bỉm cho con, là cái ví lép kẹp, là tính khí thất thường của một trong hai người và cả một chuỗi ngày cãi nhau hục hặc. Có người tìm đến giải pháp là đi tìm tình yêu ngoài hôn nhân. Nhưng làm như thế chính họ lại đẩy mình rơi vào một bi kịch khác. Thế mới thấy, hôn nhân đòi hỏi những điều mà khi không đáp ứng được thì vô tình các đôi vợ chồng ấy đã lôi nhau vào ngõ cụt.
Suy cho cùng, bi kịch tình yêu vẫn không rời bỏ cuộc sống tinh thần của con người. Chừng nào con người còn yêu thì còn sung sướng và đau khổ. Nhớ nhung, ghen tuông, thất tình, ngoại tình thời nào chẳng có. Nó tạo ra những bi kịch muôn đời của tình yêu, nó làm cho con người đau khổ. Nhưng không phải vì thế mà người ta lảng tránh nó, hàng ngày người ta vẫn thường nghe kể bao nhiêu chuyện tình đau khổ nhưng chẳng ai sợ tình yêu mà còn muốn gặp. Laiza Mayniero, một nhà tình yêu học người Mỹ cho rằng: “Tình yêu là cái duy nhất mà vì nó, đáng để người ta sống và chịu đựng đau khổ”. Tuy nhiên, không nên vì kém hiểu biết hay tham lam mà rơi vào bi kịch của tình yêu.
Nếu tình yêu chỉ như sông bằng nước lặng thì người ta đã không tốn giấy mực vì thứ tình cảm này đến thế. Nếu cuộc tình nào cũng từ yêu nhau đến lấy nhau, sinh con đẻ cái, sống mãi bên nhau đến lúc đầu bạc thì những tác phẩm nghệ thuật về đề tài này cũng chẳng xúc động lòng người đến thế.
Từ trước đến nay có lẽ chưa bao giờ có một tình yêu với đúng nghĩa của nó mà lại toàn vị ngọt không pha chút vị đắng nào. Hạnh phúc và bất hạnh, vui sướng và đau khổ luôn là hai mặt đối lập tồn tại trong tình yêu không thể tách rời. Tại sao tình yêu là niềm sung sướng của con người? Điều đó ai chẳng biết! Nhưng tại sao tình yêu lại gây ra bao nhiêu đau khổ cho con người? Điều này thì có lẽ ai đã yêu rồi mới biết.
Đã qua rồi cái thời người ta yêu nhau nhưng lại bị cha mẹ ép buộc phải lấy một người khác. Cũng qua rồi thời chiến tranh mà tình yêu phải xa cách hay đặt xuống hàng thứ yếu. Ngày nay, ai cũng có quyền yêu và lựa chọn người kết hôn với mình. Vậy tại sao tình yêu vẫn rơi vào bi kịch? Đó là câu hỏi mà mỗi chúng ta phải chịu trách nhiệm trước hạnh phúc của cuộc đời mình.
Cũng như tất cả những sai lầm mà con người mắc phải, bi kịch tình yêu thường bắt nguồn từ chỗ chúng ta hiểu biết quá ít về nó. Tình yêu trước hết đòi hỏi sự tôn trọng nhau. Bản chất của tình yêu là tự nguyện, vì vậy nó sẽ lụi tàn dưới bất cứ hình thức ép buộc nào. Mỗi con người là một thế giới riêng, ta yêu ai là yêu cả cái thế giới ấy của họ. Không thể bắt họ phải thay đổi theo ý muốn của mình. Sai lầm của tình yêu nhiều khi chỉ ở chỗ vì mỗi nụ cười duyên mà dại dột cưới nguyên một cô vợ. Rồi đến khi phát hiện ra bao nhiêu điểm không đáng yêu hoặc không yêu được, ta bắt đầu thất vọng hoặc cố tình cải tạo theo ý mình. R.Rolland còn cho rằng: “Tình yêu hiện đại là sự tiếp cận của hai thế giới lớn lao và phức tạp. Hai thế giới ấy khác nhau về nhiều điểm và việc những điểm ấy có tiếp cận được nhau hay không sẽ quyết định số phận của tình yêu.
Nguyên nhân thứ hai dẫn đến bi kịch của tình yêu là lòng tham của con người. Có những cô mê trí tuệ của nah này nhưng lại mê cái mã bề ngoài của anh kia và thích túi tiền của anh khác. Tiếc thay trong một con người chẳng mấy khi hội đủ tất cả những yếu tố mà ta thèm muốn. Bởi vậy mà có những người yêu cùng một lúc hai, ba người. Hậu quả là nếu họ không bị những người đó xé ra làm ba mảnh thì rồi cũng sẽ rơi vào bi kịch của tình yêu.
Yêu nhau không lấy được nhau, người ta đau khổ. Nhưng nhiều khi lấy được nhau rồi còn đau khổ hơn. Tại sao ngay cả tình yêu nồng cháy trước hôn nhân cũng không thể đảm bảo được hôn nhân bền vững? Tại sao các vụ li dị xảy ra ngày càng nhiều? Nếu có ai li dị một người xấu có khi còn hiểu được, nhưng tại sao không ít cặp vợ chồng cả hai đều tốt mà vẫn li dị nhau? Vì sau ngày cười, viễn cảnh màu hồng của tình yêu đã tan biến, thay vào đó là bỉm cho con, là cái ví lép kẹp, là tính khí thất thường của một trong hai người và cả một chuỗi ngày cãi nhau hục hặc. Có người tìm đến giải pháp là đi tìm tình yêu ngoài hôn nhân. Nhưng làm như thế chính họ lại đẩy mình rơi vào một bi kịch khác. Thế mới thấy, hôn nhân đòi hỏi những điều mà khi không đáp ứng được thì vô tình các đôi vợ chồng ấy đã lôi nhau vào ngõ cụt.
Suy cho cùng, bi kịch tình yêu vẫn không rời bỏ cuộc sống tinh thần của con người. Chừng nào con người còn yêu thì còn sung sướng và đau khổ. Nhớ nhung, ghen tuông, thất tình, ngoại tình thời nào chẳng có. Nó tạo ra những bi kịch muôn đời của tình yêu, nó làm cho con người đau khổ. Nhưng không phải vì thế mà người ta lảng tránh nó, hàng ngày người ta vẫn thường nghe kể bao nhiêu chuyện tình đau khổ nhưng chẳng ai sợ tình yêu mà còn muốn gặp. Laiza Mayniero, một nhà tình yêu học người Mỹ cho rằng: “Tình yêu là cái duy nhất mà vì nó, đáng để người ta sống và chịu đựng đau khổ”. Tuy nhiên, không nên vì kém hiểu biết hay tham lam mà rơi vào bi kịch của tình yêu.
lordofhated- Bé học Mẫu Giáo
- Tổng số bài gửi : 17
Thanks : 0
Join date : 06/11/2010
Age : 26
Đến từ : Nơi Ai cũng có thể đến
Trang 1 trong tổng số 1 trang
Permissions in this forum:
Bạn không có quyền trả lời bài viết